Bệnh hen ở gà chọi là một trong những căn bệnh phổ biến mà nhiều sư kê hay gặp phải trong quá trình nuôi và chăm sóc. Vậy làm sao để trị triệt để bệnh hen này nhanh, chi phí thấp mà an toàn nhất cho chiến kê của mình. Chúng tôi sẽ trả lời những câu hỏi đó qua bài viết dưới đây.
Trong quá trình điều trị hen cho gà chọi bằng tỏi thì phải liên tục quan sát và theo dõi để có thể điều chỉnh liều lượng một cách tốt nhất. Sau một thời gian thì bệnh hen sẽ được trị dứt điểm.
Song song với đó là cách ly gà chọi ra khu vưc khô thoáng hơn. Đối với gà bị hen nặng thì phải chịu khó cho ăn nhiều bữa, mỗi bữa bổ sung ít tỏi để điều trị. Trong trường hợp có tỏi ngâm rượu có thể cho gà uống hoặc bơm trực tiếp vào miệng. Ngoài ra, có thể kết hợp uống thêm các loại thuốc kháng sinh, thuốc bổ để tăng nhanh quá trình điều trị. Ngoài tỏi ngâm rượu thì tỏi ngâm mật ong cũng được sử dụng để điều trị hen cho gà chọi hiệu quả.
DẤU HIỆU CỦA BỆNH HEN CRD Ở GÀ CHỌI
Bệnh hen ở gà chọi hay còn có tên bệnh CRD là do một loại virut có tên Mycoplasma Gallsepticum lây nhiễm nên. Bệnh hen này có thể lây nhiễm cho gà ở mọi độ tuổi khác nhau nhưng thường thấy và mắc bệnh là từ 4 đến 8 tuần tuổi. Các dấu hiện dễ nhận biết nhất khi gà chọi nhiễm bệnh đó chính là khò khè liên tục, chảy dịch mũi, sức khỏe suy giảm, ăn ít, sụt kí.CHẢY NƯỚC MŨI, HAY VẢY MỎ
Việc xuất hiện triệu chứng chảy nước mùi dẫn đến tình trạng gà chọi hay bị vướng, kẹt trong mũi và hong của mình. Do đó mà chúng sẽ hay vảy mỏ, hen khẹc, khó thở, há mồm để thở…Từ đó dễ nhận biết thấy.Ủ RŨ, XÙ LÔNG
Đây cũng là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết, khi gà chọi bị hen sẽ thường thể hiện ra bên ngoài là sự ủ rủ, xù lông, ít hoạt động hơn so với những con gà chọi bình thường.ĂN ÍT, CƠ THỂ ỐM YẾU
Ngoài ra, trong quá trình bị bệnh, gà sẽ ăn ít hơn, kém ăn. Do đó mà cơ thể trở nên ốm yếu, trọng lượng giảm sút trong khoảng thời gian dài.THUỐC CHỮA BỆNH HEN CRD Ở GÀ CHỌI
Khi gà chọi của bạn mắc bệnh hen CRD với những dấu hiệu như đã kể trên thì tiến hành dùng vắc xin khống chế Niucatxơn kết hợp với thuốc trị hen CRD. Đối với gà chọi dưới 1 tháng tuổi thì sử dụng vắc xin Lasota, 1 tháng tuổi trở lên thì sử dụng vắc xin H1. Ngoài ra, nếu gà trên 1 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin Lasota lần nào thì đầu tiên sử dụng Lasota trước, sau một tuần sử dụng tiếp vắc xin H1 và thuốc điều trị hen gà CRD.CÁCH 1 : TRỊ GÀ BỊ KHÒ KHÈ
+ Tiến hành cho gà chọi bị hen uống một trong các loại thuốc kháng sinh : CRD-Pharm hoặc Corymax-Pharm (1g/1lít nước), D.T.C Vit (2g/1lít nước) nhằm tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể gà bệnh. Thêm vào đó, kết hợp cho uống Phartigum B (khoảng 2g/1lít nước) để giảm đau, hạ sốt và Phar-Pulmovet (1ml/lít nước) để trị bệnh khó thở. Liệu trình được dùng liên tục từ 5 đến 7 ngày sẽ có hiệu quả.CÁCH 2: TRỊ HEN GÀ BẰNG THUỐC KHÁNG KHUẨN VÀ KHÁNG SINH
+ Tiến hành cho đàn gà chọi uống thuốc kháng khuẩn Pharpoltrrim (10g/6lít nước uống) trong 4 ngày nhằm ngăn chặn tình trạng lây nhiễm lẫn nhau. Song song với đó, cho uống thuốc kháng sinh Prenacin (1ml/2kgP) hoặc Prenacin II (1ml/4kgP). Với loại thuốc trị khó thở, long đờm Phar-Pulmovet chỉ nên cho uống mỗi ngày 1 lần.CÁCH 3: SỬ DỤNG THUỐC ĐẶC TRỊ
+ Tiến hành cho gà uống thuốc đặc trị hen gà, khẹc vịt là kháng sinh Phargentylo-F. Có thể nhỏ trực tiếp vào mắt gà 5 giọt mỗi lần, ngày nhỏ 2 lần. Kết hợp cho uống thuốc Pharbiozym và Phartigum B (2 gram mỗi loại)/lít nước nhằm giảm đau, hạ sốt, tăng cường miễn dịch, cải thiện hệ tiêu hóa.CÁCH 4: TIÊM KHÁNG SINH TRỰC TIẾP
+ Ngoài ra, có thể dùng kháng sinh Combi-Pharm (1ml/7,5kgP/lần) hoặc Phar-Combido (1ml/2,5kgP/lần) bằng cách tiêm trực tiếp vào bắp trong 3 ngày, mỗi ngày 1 lần. Có thể, tiến hành dùng nước cất pha loãng hoặc dung dịch sinh lý để chia liều tiêm nhiều đợt trong ngày.CHỮA HEN CRD CHO GÀ CHỌI BẰNG TỎI
Trong trường hợp muốn điều trị hen cho gà bằng các liệu trình thuốc dân gian, dễ mua dễ thực hiện thì các sư kê có thể dùng tỏi để trị hen. Tuy nhiên, việc điều trị này sẽ cần nhiều thời gian để bệnh có thể thuyên giảm từ từ.TRƯỜNG HỢP GÀ CHỌI MỚI HEN
Nếu gà chọi chỉ mới bị hen thì việc phát hiện sớm và điều trị sẽ dễ dàng hơn nhiều. Khi mới bị, triệu chứng của gà sẽ dễ bắt gặp đó là ăn ít, hoạt động ít, hay thở bằng mồm. Cách điều trị bằng tỏi trong trường hợp này như sau : tiến hành đập và giã nát tỏi trộn chung với cơm hoặc nước uống cho gà. Một nhánh tỏi sau khi đập, giã nát có thể cho gà ăn được khoảng 2 đến 3 ngày. Hoặc có thể pha với nước cho gà uống với tỷ lệ 1 nhánh tỏi/1 lít nước và cho uống 2 ngày một lần. Song song với đó, cho gà ăn thêm các loại đồ ăn tươi, mồi nhằm cung cấp thêm dưỡng chất, giúp gà khỏe và sung mãn hơn.Trong quá trình điều trị hen cho gà chọi bằng tỏi thì phải liên tục quan sát và theo dõi để có thể điều chỉnh liều lượng một cách tốt nhất. Sau một thời gian thì bệnh hen sẽ được trị dứt điểm.
TRƯỜNG HỢP GÀ CHỌI ĐÃ HEN NẶNG
Đối với trường hợp gà đã bị hen năng thì liệu trình điều trị cũng sẽ khác so với ở trên. Đầu tiên là về khẩu phần ăn nên bổ sung thêm các loại đồ tươi như thịt bò, thịt heo nạc, không nên cho ăn đồ tanh, nếu gà ăn kém thì phải nhét trực tiếp vào miệng gà. Dùng tỏi tươi dập và giã nhuyễn 1 nhánh trộn với thức ăn hoặc pha vào nước. Ngoài ra, có thể sử dụng tỏi ngâm rượu để điều trị hen nặng cho gà. Mặc dù vậy, do đây là bệnh mãn tính nên liệu trình điều trị phải từ từ, lượng tỏi cho ăn phải vừa phải, không nên vội vàng mà cho ăn quá nhiều.Song song với đó là cách ly gà chọi ra khu vưc khô thoáng hơn. Đối với gà bị hen nặng thì phải chịu khó cho ăn nhiều bữa, mỗi bữa bổ sung ít tỏi để điều trị. Trong trường hợp có tỏi ngâm rượu có thể cho gà uống hoặc bơm trực tiếp vào miệng. Ngoài ra, có thể kết hợp uống thêm các loại thuốc kháng sinh, thuốc bổ để tăng nhanh quá trình điều trị. Ngoài tỏi ngâm rượu thì tỏi ngâm mật ong cũng được sử dụng để điều trị hen cho gà chọi hiệu quả.
Labels :
Chữa Bệnh Hen Ở Gà Chọi,
dagatructiep24h.com