Trong quá trình nuôi gà đá, nhiều sư kê hay gặp phải tình trạng gà bị khò khè, đặc biệt là vào thời điểm mùa đông lanh. Đối với những tình huống như vậy nếu không điều trị sớm sẽ nhanh chóng làm gà yếu mệt và có thể dẫn đến tử vong. Bài viết này sẽ giúp các sư kê có được các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị gà bị khò khè và các cách phòng tránh bệnh hiệu quả.
GÀ BỊ KHÒ KHÈ

GÀ THỞ KHÒ KHÈ LÀ BỆNH GÌ, DẤU HIỆU NHẬN BIẾT RA SAO

Dấu hiệu đầu tiên dễ dàng nhận biết đó chính là gà thở khò khè và ủ rũ, ngoài ra còn có các triệu chứng khác như :
+ Gà thở khò khè, khó thở, rất nhiều đờm
+ Gà trở nên ủ rủ, lười vận động và kém linh hoạt.
+ Mắt gà bị lim dim, sức khỏe đi xuống dễ nhận thấy.
+ Bị tiêu chảy phân xanh hoặc trắng.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT GÀ BỊ KHÒ KHÈ

NGUYÊN NHÂN GÀ BỊ KHÒ KHÈ

Nguyên nhân gà bị khò khè phần lớn ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết bên ngoài, cụ thể :
+ Do thiết kế chuồng nuôi quá thông thoáng, gió lùa nhiều, không được kín gió cũng việc vệ sinh chuồng trại không được thường xuyên do đó gà dễ bị cảm lạnh.
+ Các sư kê thường hay chủ quan cũng như ít quan tâm đến, không lau nước ấm hoặc tiến hành vỗ đờm, thoa thuốc bóp sau khi gà đá trở về.

CHUỒNG TRẠI QUÁ THOÁNG GIÓ

Như đã kể trên, bởi thiết kế chuồng trại của gà đá quá thoáng gió dẫn đến việc nhiệt độ của chuồng thường xuyên thay đổi đột ngột làm cho chiến kê khó thích nghi, từ đó ảnh hưởng đến hệ hô hấp và sức đề kháng làm gà bị khò khè, ho hen khó thở.

MÔI TRƯỜNG SỐNG KÉM VỆ SINH

Chuồng trại nơi gà sinh sống cũng ảnh hưởng rất lớn bởi nó tạo điều kiện cho việc sinh sôi nảy nở của các vi khuẩn và nấm mốc độc hạị. Từ đó xâm nhập thông qua đường ăn uống hoặc hô hấp hàng ngày làm cho chiến kê bị nhiễm hen, sinh đờm và khó thở.
NGUYÊN NHÂN GÀ BỊ KHÒ KHÈ

BỊ LÂY NHIỄM TỪ CON KHÁC

Bệnh nhiễm hen ở gà có thể dễ dàng lây nhiễm nhanh chóng khi các chiến kê tiếp xúc lẫn nhau hoặc thông qua chất thải. Chính vì vậy các sư kê phải luôn để ý và nhanh chóng phát hiện các cá thể có triệu chứng bệnh khò khè để có thể cách ly.

THUỐC ĐẶC TRỊ GÀ BỊ KHÒ KHÈ, CÁCH ĐIỀU TRỊ RA SAO

Việc điều trị gà bị khò khè phải căn cứ vào tùy từng mức độ bệnh nặng nhẹ ra sao để đưa ra loại thuốc và liều lượng khác nhau, từ đó việc điều trị mới hiệu quả và nhanh có tác dụng, cụ thể các mốc mức độ của gà bị khò khè như sau :

CHẢY NƯỚC MŨI NHẸ

Đây là biểu hiện cho thấy bệnh ở gà chỉ ở mức độ nhẹ, việc điều trị cũng hoàn toàn đơn giản, bạn có thể cho gà uống nước gừng tươi để giúp làm ấm cơ thể, từ đó làm giảm tình trạng chảy nước mũi, sổ mũi. Theo đó, liều lượng khi điều trị ở mức độ này là bạn có thể cho gà uống 2 lần mỗi ngày, kéo dài từ 2 đến 3 ngày thì triệu chứng khò khè, khó thở, chảy nước mũi sẽ nhanh chóng hết.
THUỐC ĐẶC TRỊ GÀ BỊ KHÒ KHÈ

NHIỀU ĐỜM, Ủ RỦ

Khi gà xuất hiện nhiều triệu chứng như khó thở, bỏ ăn, ủ rủ không vận động, nhiều đờm thì lúc này bệnh của gà đã trở nặng hơn rất nhiều. Nếu các sư kê không nhanh chóng điều trị sẽ làm gà xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm, dễ dẫn đến tử vong. Hiện nay, có các loại thuốc đặc trị gà bị khò khè ở giai đoạn này gồm thuốc Ery, Hen đỏ của Thái Lan, Martylan, và các chế phẩm bổ sung đề kháng cho gà như Bio-Spiracol, Bio-Tylanfort

BƯỚC 1 ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC ERY

THUỐC ERY ĐẶC TRỊ GÀ BỊ KHÒ KHÈ
Thuốc Ery là một trong những loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh khò khè của gà và có tính hiệu quả cao. Theo đó, bạn mua khoảng 3 viên Ery về và cho uống với liều lượng lần lượt như sau :
+ Trong 2 ngày đầu tiên, liều lượng sẽ là 1 viên/ngày chia thành 2 lần uống sáng và chiều
+ Ngày thứ 3, liều lượng cũng là 1 viên/ngày nhưng cho uống hết vào buổi sáng.
Trong trường hợp sau 3 ngày điều trị mà tình trạng khò khè của gà vẫn chưa thuyên giảm thì sư kê phải nhanh chóng chuyển qua sử dụng thuốc Hen đỏ của Thái Lan, đây là loại thuốc có dược tính cao hơn, điều trị rất tốt các triệu chứng khò khè nặng của gà.

BƯỚC 2 ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC HEN ĐỎ THÁI LAN

THUỐC HEN ĐỎ ĐẶC TRỊ GÀ BỊ KHÒ KHÈ
Thuốc Hen đỏ Thái lan là loại thuốc được các sư kê đánh giá là trị rất hiệu quả tình trạng gà bị khò khè, nhiều đờm, khó thở ở mức nặng với dược tính cao, điều trị trong thời gian ngắn sẽ giảm đáng kể các triệu chứng khò khè của gà. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng loại thuốc Hen đỏ này khi tình trạng bệnh của gà đã rất nặng và kéo dài. Liều lượng khi sử dụng thuốc đã có trong giấy hướng dẫn sử dụng, vui lòng đọc kĩ.

GÀ BỊ KHÒ KHÈ, KHÓ THỞ, NHIỀU ĐỜM - PHÒNG BỆNH RA SAO

+ Đầu tiên, trước khi cho gà tham chiến ở bất kì trận đá gà nào nên cho chiến kê làm nóng cơ thể dần dần bằng việc chạy lồng, tiến hành vỗ sạch đờm. Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc phải thường xuyên cho gà phơi nắng buồi sáng nhằm nâng cao sức đề kháng. Chế độ dinh dưỡng phải được đảm bảo đầy đủ các chất để đạt được sức đề kháng và sức khỏe tốt.
+ Ngoài ra, phải liên tục giữ ấm cho gà trước và sau mỗi trận đấu, sau khi tham gia các trận đá gà về phải lau cơ thể gà lại bằng nước ấm và thoa thuốc bóp nhằm giúp cơ thể gà nhanh phục hồi và ngăn chặn các virus tiềm ẩn.
+ Phải để ý kĩ đến chế độ luyện tập, nghỉ ngơi, dinh dưỡng cũng như phát hiện các triệu chứng bệnh khò khè sớm nhất để có thể điều trị bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả.