CÁC DẤU HIỆU GÀ CHỌI BỊ MẤT GÂN

Việc gà chọi bị mất gân, yếu chân thường khó nhận thấy, bởi các dấu hiện không rõ ràng, thường chỉ những sư kê nhiều kinh nghiệm, người sành gà chọi mới có đủ tinh ý để nhận ra.
GÀ CHỌI BỊ MẤT GÂN
Gà chọi bị mất gân thường có các triệu chứng khác so với trước đây như di chuyển chậm và hay nằm hơn, kém gối. Khi thực hiện vần đòn hoặc thi đấu thì lực tung đòn yếu hơn, tiếp đất khó khăn hơn. Khi thực hiện các cú đá liên hồi nhưng đối thủ không bị các chấn thương, chí mạng. Những triệu chứng này thường khá khó để miêu tả chính xác, do đó đòi hỏi sự tinh ý của sư kê khi chăm sóc và cho gà chọi thi đấu.

CÁC NGUYÊN NHÂN LÀM GÀ CHỌI BỊ MẤT GÂN

+ Tiến hành vần gà quá sớm khi chưa đủ tuổi làm chúng bị quá tải, căng thẳng dẫn đến dễ bị mất gân.
+ Do không cản mái, để gà chọi đạp mái quá nhiều, đặc biệt là trong giai đoạn thay lông từ vụ lông 1 sang vụ lông 2.
+ Khi tiến hành vần hơi, vần đòn, vào nghệ, om chườm không đúng kỹ thuật làm chúng dễ bị mất gân.
+ Do việc tiêm phòng, tiêm các loại thuốc bổ, thuốc tăng lực vào vị trí cơ đùi của gà chọi. Cũng như tiêm các loại kháng sinh một cách quá nhiều vào đùi làm chúng bị mất gân.
CÁC NGUYÊN NHÂN LÀM GÀ CHỌI BỊ MẤT GÂN
+ Nhiều dòng gà có đặc tính di truyền, sẽ bị mất gân khi thay lông từ vụ lông 1 sang vụ lông 2.
Đây là những nguyên nhân thường gặp nhất, tuy nhiên sẽ có các nguyên nhân khác ngoài các yếu tố đã kể trên khiến cho gà chọi bị mất gân, yếu chân.

HƯỚNG DẪN CHỮA GÀ CHỌI BỊ MẤT GÂN

Đầu tiên khi tiến hành chữa gà chọi bị mất gân, yếu chân đó là xác định việc điều trị này phải có thời gian, sự kiên trì, không như các loại bệnh có thể uống thuốc là khỏi ngay được. Các bước chữa gà chọi bị mất gân có thể khác nhau tùy vào mỗi sư kê nhưng tựu chung lại sẽ gồm các bước cơ bản sau đây :

TIẾN HÀNH TÁCH RIÊNG

Khi gà chọi có các dấu hiệu của mất gân như chân yếu, đi tập tễnh, tiếp đất khó khăn thì phải lập tức nuôi riêng nó ở một khu vực khác, tách ra khỏi những con gà chọi hoặc gà mái khác. Không nên cho đạp mái ở những thời điểm bị mất gân.
CHỮA GÀ CHỌI BỊ MẤT GÂN BẰNG CÁCH TÁCH RIÊNG
Có thể thả gà ra những khu vực rộng rãi, có nhiều cây cối, đất cát để chúng được tự do, tắm cát, giảm căng thẳng.

THỰC HIỆN OM BÓP VÀ CÁC BÀI TẬP GÂN GỐI

Tiến hành dùng các bài thuốc om bóp, xoa nhẹ và massage phần đùi cho gà, thời gian làm vào các buổi sáng hoặc tối, thực hiện trong 15 ngày liên tục. Sau 15 ngày, tiếp tục tiến hành om bóp bằng thuốc nhưng kết hợp thêm các bài luyên gân gối, phục hồi gân.
+ Bài tập luyên gân gối đầu tiên như sau : để một tay luồn vào lườn dưới, tay kia giữ ở lườn trên, sau đó nâng gà lên khoảng 30cm rồi thả xuống tự do. Bài tập này thực hiện liên tục và tăng dần mức độ theo thời gian, từ vài cái mỗi ngày tăng dần lên 100 lần mỗi ngày. Tuy nhiên phải thực hiện việc tăng từ từ và đều đặn mới giúp gà hồi phục nhanh vùng gân gối.
CHỮA GÀ CHỌI BỊ MẤT GÂN BẰNG BÀI TẬP GÂN GỐI
+ Bài tập luyện gân gối thứ hai như sau : Luồn tay xuống lườn dưới của gà và hất tung lên, rồi để chúng rơi tự do tiếp đất. Bài tập này cũng nên thực hiện một cách tăng dần mỗi ngày, đan xen với bài tập 1 để tăng hiệu quả. Thời gian đầu nên tập vài lần mỗi ngày, sau đó tăng dần đến khi đạt 100 lần mỗi ngày.
Sau khi đã cho gà chọi tập xong các bài tập ở trên, tiến hành cho chúng thoải mái đi lại trong khoảng vài phút. Sau đó tiến hành lấy tay đặt ngang cổ gà, xoay phần cổ tay một cách nhẹ nhàng để gà xoay theo, thực hiện động tác trên khoảng 5 phút rồi cho gà nghỉ ngơi.
Một lưu ý hết sức quan trọng đối với các bài tập gân gối này đó chính là phải quan sát kỹ việc tiếp đất của gà chọi, xem có bị ngã hay khụy phần gối xuống không. Nếu có phải điều chỉnh lại tốc độ của các bài tập xuống, từ từ và nhẹ nhàng hơn để gà có thể quen dần.

GIAI ĐOẠN THAY LÔNG TỪ VỤ LÔNG 1 SANG VỤ LÔNG 2

Một lưu ý rất quan trọng trong giai đoạn thay lông từ vụ lông 1 sang vụ lông 2 đó là nếu không thực hiện việc cản mái trong khoảng thời gian này thì gà chọi khả năng cao sẽ bị mất gân, yếu chân. Cũng như lúc này không nên tiến hành các bài tập luyên gân gối như ở trên. Bởi đặc thù khi gà ở giai đoạn thay lông này, dù có tập ra sao cũng không hiệu quả. Cách tốt nhất là cho gà nghỉ ngơi và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin khoáng chất ở những thời điểm như vậy. Giai đoạn này là thời điểm không cho gà chọi đúc mái là phải chờ chúng thay lông ở vụ lông thứ 3.
GÀ CHỌI BỊ MẤT GÂN KHI THAY LÔNG
Đối với những con gà chọi bị mất gân, yếu chân hoặc teo cơ do di truyền hoặc bẩm sinh thì gần như không thể chữa trị. Chính vì vậy nếu gặp những tình huống như vậy nên tiến hành loại bỏ và lựa chọn những con gà chọi khác. Cho dù chúng có đá hay, khỏe đến mấy thì qua vụ lông đầu cũng sẽ sa sút thấy rõ.
Hiện nay, chưa có loại thuốc nào đặc trị gà chọi bị mất gân, do đó mà cách tốt nhất là kết hợp giữa các bài tập gân gối, chế độ chăm sóc cùng việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, thuốc bổ gân. Ngoài ra, cần phải có thời gian và sự kiên trì của sư kê mà quá trình điều trị sẽ có hiệu quả tốt nhất, nhanh phục hồi cũng như an toàn, không bị các biến chứng.
Như vậy, ở trên chúng tôi đã trình bày xong các nguyên nhân và cách điều trị việc gà chọi bị mất gân, yếu chân. Hy vọng qua bài viết này, các sư kê đã có được những kiến thức cần thiết cũng như các lưu ý khi tiến hành chữa trị nhằm đạt kết quả tốt nhất và an toàn nhất cho gà chọi.