KHÂU LỰA CHỌN
Để nuôi được một đàn gà con phát triển tốt thì việc đầu tiên cần phải làm đó chính là lựa chọn ra những con gà khỏe, chất lượng. Bởi cho dù quá trình nuôi có tốt đến đâu nhưng đối với những con gà yếu, sức khỏe kém thì cũng không thể cho ra được lứa gà con đạt chuẩn.Những con gà con phải đạt yêu cầu về sức khỏe, không bị dị tật, có thể tiến hành thử xem độ nhanh nhẹn, sự phản ứng trên chân, mỏ, màng da…
HƯỚNG DẪN CÁCH NUÔI GÀ CON 1 THÁNG TUỔI
Khoảng thời gian gà con đạt 1 tháng tuổi là thời điểm gà rất nhạy cảm, chỉ cần hơi bất cẩn là có thể làm gà bị nhiễm bệnh, kém phát triển, suy dinh dưỡng, yếu ớt. Do đó cần phải tuân theo quy trình nuôi gà con một cách bài bản, khoa học.CHUỒNG TRẠI VÀ THIẾT BỊ NUÔI
KHU VỰC CHUỒNG TRẠI VÀ LỒNG ÚM
Phải tiến hành vệ sinh,sát trùng khu vực nền chuồng bằng dung dịch Formol 2% hoặc Hanlamid, Crezin. Sau đó tiến hành dùng các tấm quây bằng cót cao 45cm, quây thành một khu vực có đường kính từ 2 đến 4m tùy vào quy mô gà con để làm lồng úm. Ngoài ra, với gà con 1 tháng tuổi thì mật độ nuôi phù hợp là từ 12 đến 20 con trên mỗi m2.Sau đó, tiến hành phủ lớp trấu cho nền chuồng với bề dày khoảng từ 10 đến 15cm, bố trí đầy đủ phần đèn sưởi, máng ăn và máng uống.
MÁNG ĂN
Đối với thời gian từ 1 đến 2 ngày tuổi đầu tiên, có thể tập cho gà con ăn trên các khay. Sau đó, dần dần chuyển sang thành các máng dài hoặc máng tròn, thành máng cao vừa phải khoảng từ 5cm, đủ để ngăn thức ăn rơi ra nhưng cũng vừa tầm để gà con 1 tháng tuổi có thể tự ăn, độ dài máng vào khoảng 5cm trên mỗi cá thể nhằm không làm gà chen lấn khi ăn, đảm bảo cả đàn đều được phát triển đầy đủ.Lượng thức ăn cho gà con ăn chỉ nên vừa đủ, hết thì mới cho thêm đồ ăn mới vào. Đối với tuần đầu thì nên chia nhỏ thành 5 đến 6 bữa ăn mỗi ngày, khi gà đã quen thì bắt đầu giảm số lần cho ăn trong ngày xuống lại. Khi vừa mới cho gà con vào chuồng thì sau 2 giờ mới cho gà tập ăn, nhằm đảm bảo gà con đã thích nghi, làm quen tốt với môi trường sống mới.
MÁNG UỐNG
Đối với phần máng uống phải được thiết kế với độ cao vừa phải, nhằm ngăn gà bị ướt cổ khi uống nước. Ngoài ra, nguồn nước phải sạch sẽ, hợp vệ sinh bởi thời điểm gà con 1 tháng tuổi này sẽ còn khá yếu ớt, khả năng đề kháng và chống chịu chưa cao.Phần máng uống phải thiết kế gần máng ăn để gà hạn chế di chuyển. Khi vừa cho gà con vào chuồng, trong những giờ đầu tiên phải tiến hành tập để những cá thể trong đàn có thể học theo, Thêm vào đó, có thể pha thêm 5 gram đường Glucoza và 1gram Vitamin C trên một lít nước nhằm bổ sung vitamin, tăng cường khả năng đề kháng cho gà con được tốt hơn.
CÁCH NUÔI, CÁCH CHĂM SÓC
NHIỆT ĐỘ
Phần nhiệt độ cho gà con 1 tháng tuổi cũng hết sức quan trọng, không được để gà quá nóng hoặc quá lạnh. Nếu gà con xuất hiện các hiện tượng như quây lại, tập trung quanh đèn sưởi thì nhiệt độ trong chuồng lúc này đang quá thấp, gà đang bị lạnh. Ngược lại nếu gà tản xa đèn sưởi, hay khát nước, nháo nhác thì nhiệt độ đang quá cao, cần phải điều chỉnh lại. Ngoài ra, khi gà con tụm lại quanh một góc, khu vực nào đó thì trong chuồng đang bị gió lùa, phải để ý là che chắn lại cẩn thận cho gà con.+ Đối với gà con từ 1 đến 3 ngày tuổi, nhiệt độ nguồn sưởi khoảng 38 độ, nhiệt độ trong quây khoảng từ 28 đến 29 độ.
Đối với gà con từ 4 đến 7 ngày tuổi, nhiệt độ nguồn sưởi khoảng 35 độ, nhiệt độ trong quây khoảng 28 độ.
+ Đối với gà con từ 8 đến 14 ngày tuổi, nhiệt độ nguồn sưởi khoảng 32 độ, nhiệt độ trong quây khoảng 28 độ.
+ Đối với gà con từ 15 đến 21 ngày tuổi, nhiệt độ nguồn sưởi khoảng 29 độ, nhiệt độ trong quây khoảng 28 độ.
+ Đối với gà con từ 22 đến 28 ngày tuổi, nhiệt độ nguồn sưởi khoảng 29 độ, nhiệt độ trong quây khoảng từ 25 đến 28 độ.
Ngoài ra, thời gian chiếu sáng của gà con cũng có sự thay đổi. Cụ thể, đối với tuần đầu tiên, thời gian chiếu sáng là gần như cả ngày. Sau đó sẽ giảm dần từ từ, cụ thể :
+ Đối với gà con từ 1 đến 2 ngày tuổi, thời gian chiếu sáng hàng ngày sẽ là 22 tiếng, cường độ chiếu sáng 5W/m2
+ Đối với gà con từ 3 đến 4 ngày tuổi, thời gian chiếu sáng hàng ngày sẽ là 20 tiếng, cường độ chiếu sáng 5W/m2
+ Đối với gà con từ 5 đến 7 ngày tuổi, thời gian chiếu sáng hàng ngày sẽ là 17 tiếng, cường độ chiếu sáng 5W/m2
+ Đối với gà con từ 8 đến 10 ngày tuổi, thời gian chiếu sáng hàng ngày sẽ là 14 tiếng, cường độ chiếu sáng 3W/m2
+ Đối với gà con từ 11 đến 13 ngày tuổi, thời gian chiếu sáng hàng ngày sẽ là 11 tiếng, cường độ chiếu sáng 3W/m2
+ Đối với gà con từ 14 đến 28 ngày tuổi, thời gian chiếu sáng hàng ngày sẽ là 8 tiếng, cường độ chiếu sáng 2W/m2
CÁCH PHÒNG BỆNH
Trong quá trình nuôi gà con 1 tháng tuổi phải hết sức lưu ý đến vấn đề về phòng bệnh nhằm giúp gà phát triển tốt, khỏe mạnh. Quá trình phòng bệnh và cho uống kháng sinh cụ thể như sau :+ Trong 3 ngày đầu đời của gà con, phải tiến hành cho uống các loại kháng sinh như E.Coli, Thương hàn, CRD, viêm rốn…bằng việc pha vào nước uống hàng ngày cho gà. Đối với những cá thể bị hở rốn thì phải tiến hành sát trùng bằng cồn 0,5% hoặc Blue Metylen 1%
+ Khi gà 7 ngày tuổi, tiến hành nhỏ Lasota và chủng đậu.
+ Khi gà 14 ngày tuổi, tiến hành trộn kháng sinh Neomycin hàm lượng 1gram trên 1kg thức ăn.
+ Khi gà đạt 21 ngày tuổi, chế độ chăm sóc phải đặc biệt lưu ý đến nhiệt độ, thức ăn, môi trường sống. Các thiết bị chăn nuôi như máng ăn, máng uống…phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, liều lượng thức ăn vừa đủ, ngăn tình trạng dư thừa, ôi thiu.
+ Khi gà đạt 24 ngày tuổi, tiến hành nhỏ Lasota lần thứ 2.
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO GÀ 1 THÁNG TUỔI
Chế độ ăn uống dưới đây phù hợp cho cả gà chọi lẫn gà nuôi lấy thịt, gà lấy trứng, gà tre, gà thả vườn…GÀ CON DƯỚI 1 THÁNG TUỔI
Đối với gà con mới xuống ổ thì thức ăn cần chuẩn bị hết sức đơn giản, chỉ cần nhặt những mẫu vụn thức ăn từ trấu lót sàn ở nền nhà. Từ 2 đến 3 ngày trở đi, bắt đầu cho gà con tập ăn cám úm, cám công nghiệp giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng như tăng cường sức đề kháng của gà con một cách đầy đủ nhất.Liều lượng của các loại cám công nghiệp 3A, cám úm trong giai đoạn này cũng nên tăng dần theo thời gian, khi gà con đã quen. Ngoài ra, không nên cho gà ăn thêm các loại chất tanh, mồi tươi trong giai đoạn dưới 1 tháng tuổi này.
GÀ CON TRÊN 1 THÁNG TUỔI
Khi gà đã ở giai đoạn phát triển này tức hệ tiêu hóa cũng như sức đề kháng đã có sự cứng cáp. Chính vì vậy, có thể bổ sung thêm các loại rau xanh, vitamin, khoáng chất…Cụ thể, ở giai đoạn này, ngoài thức ăn chính là cám công nghiệp chiếm tỷ trọng khoảng 70%, đây là loại thức ăn giúp gà con phát triển, nhanh lớn và khỏe mạnh, đặc biệt là dành cho gà nuôi lấy thịt hoặc gà lấy trứng. Đối với gà chọi thì nên chuyển dần sang cho ăn thóc lúa để tăng sự phát triển và rắn chắc cho cơ bắp, hạn chế sự tăng cân quá mức khi cho ăn loại cám công nghiệp.
Thêm vào đó là kết hợp cho ăn thêm các loại rau xanh, rau muống, bèo tây, chuối…chiếm tỷ trọng khoảng từ 20 đến 25% khẩu phần, nhằm cung cấp thêm chất xơ, giúp cơ thể gà mát mẻ, dễ tiêu hóa, hạn chế việc chúng cắn mổ lẫn nhau.
Ngoài ra, bổ sung thêm các loại thức ăn tanh, tươi như thịt, cá, giun, dế, bò sát…chiếm khoảng từ 5 đến 7% khẩu phần ăn. Đối với gà nuôi lấy thịt có thể bổ sung các chất dinh dưỡng này qua những loại cám chuyên dụng giúp tiết kiệm chi phí cũng như có thể cung cấp được với số lượng lớn.