Sẽ thực là đáng tiếc nếu đến ngày ra trường mà chiến kê của bạn xuất hiện triệu chứng sưng cụm bàn chân. Vậy bạn đã nắm được cách chữa sưng cụm bàn chân gà chọi và tìm hiểu nguyên nhân của bệnh này chưa? Hãy cùng trang bị thêm cho bản thân những kiến thức và thông tin hiệu quả, nó sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình nuôi gà chọi, gà đòn của bạn.

SƯNG CỤM BÀN CHÂN GÀ CHỌI: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG

Sưng cụm bàn chân gà chọi là một bệnh khá phổ biến khi các sư kê nuôi gà chọi, gà đòn hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu là do chiến kế tập luyện quá sức hay tiếp đất không chuẩn khi nhảy từ một độ cao nhất định hoặc sau khi thi đấu,…

Gà chọi bị sưng cụm bàn chân

Ngoài ra thì chuồng nuôi, không gian thả rông gà đi bộ đầy đất đá nhọn, trên nền bê tông,… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sưng cụm bàn chân ở gà chọi.

Triệu chứng nhận biết gà bị sưng cụm bàn chân rất đơn giản, bạn sẽ thấy gà có dấu hiệu khập khiễng. Kiểm tra dưới cụm bàn chân thấy bị sưng, thậm chí là lở loét, nặng hơn là chảy máu,….

HƯỚNG DẪN CÁCH CHỮA SƯNG CỤM BÀN CHÂN GÀ CHỌI ĐƠN GIẢN

Tùy mức độ sưng cụm bàn chân ở gà chọi mà anh em có thể cho dùng thuốc hoặc kết hợp chung với ngâm chân để mang lại hiệu quả nhanh chóng. Nhất là với những chiến kê sắp sửa ra chiến trường, phương pháp này sẽ không làm lỡ cuộc đấu mà sư kê đã dự định từ trước.

Cách chữa Gà chọi bị sưng cụm bàn chân

Tuy nhiên nếu sát ngày thi đấu mà vẫn chưa thấy ổn hơn hoặc chưa bình phục 100% thì tốt nhất anh em nên dời lại sang ngày khác. Suy cho cùng thì cái đích cuối cùng của đá gà là giành chiến thắng. Nếu không tự tin 100%, tại sao bạn có thể mạo hiểm.

CÁCH CHỮA SƯNG CỤM BÀN CHÂN GÀ CHỌI BỊ NHẸ

Khi gà chọi vừa có dấu hiệu sưng cụm bàn chân và bạn phát hiện ngay, cách chữa trị sẽ đơn giản hơn và không tốn quá nhiều thời gian.

Đầu tiên bạn cần giảm việc di chuyển, đi lại của gà để chân chúng khỏe lại hoàn toàn, cũng như tránh bụi bẩn bám dính vào vết thương gây viêm nhiễm. Tiếp đến cho chúng sử dụng các loại thuốc sau:

- Alpha Choay: 2 lần/ ngày, mỗi lần 2 viên. Thuốc sẽ chống phù nề ở chân của gà. Giá bán trên thị trường chỉ dao động khoảng 20.000 vnđ/ vỉ 10 viên.

 

Dùng Alpha Choay để chữa Gà chọi bị sưng cụm bàn chân

- R-Cin: hay còn được gọi là nhộng lao đỏ - một loại thuốc kháng sinh. Liều lượng như sau: 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 viên. Cho uống vào buổi sáng và tối.

Dùng R-Cin để chữa Gà chọi bị sưng cụm bàn chân

Cho gà sử dụng hai loại thuốc trên liên tục trong 5 – 7 ngày, kết hợp với hạn chế đi lại, sau đó quan sát tình hình bệnh của chiến kê. Nếu như gà khỏe hơn, cụm bàn chân đã không còn sưng thì cho chúng đi lại – nhưng với tần suất ít thôi. Đợi khỏe hẳn mới cho vào nếp như huấn luyện, chiến đấu,…. Ngược lại nếu xuất hiện thêm các triệu chứng khác thì nên ra tiệm thú y để được hướng dẫn sử dụng thuốc phù hợp.

CÁCH CHỮA SƯNG CỤM BÀN CHÂN GÀ CHỌI BỊ NẶNG

Đối với trường hợp sưng cụm bàn chân nặng, thời gian điều trị sẽ lâu hơn, ngoài sử dụng thuốc uống còn phải kết hợp tiêm. Trong trường hợp dùng thuốc vẫn chưa cải thiện được tình hình anh em phải cho gà ngâm chân với thảo dược để điều trị.

Nói chung thì sưng cụm bàn chân mà bị nặng cơ hội chữa lành 100% là rất khó, và cần rất nhiều thời gian và sự quan tâm của kê sư.

Về thuốc dùng để tiêm khi gà bị sưng cụm bàn chân mà bạn có thể tham khảo như: Gentamicin 80mg/2ml, Lincomycin 600mg/2ml, Dexamethasone 4mg/1ml. Bạn sử dụng cả ba loại thuốc tiêm trên trong cùng 1 lần. Mỗi tuần tiêm khoảng 2 đến 3 lần là được. Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng cũng như liều lượng phù hợp.

 

Tiêm thuốc Gentamicin để chữa Gà chọi bị sưng cụm bàn chân

Như đã nói ở trên, nếu tiêm thuốc vẫn không mang lại hiệu quả như mong đợi. Hoặc anh em muốn thúc đẩy quá trình điều trị thì có thể làm nước ngâm thảo dược cho gà sử dụng, giúp máu huyết lưu thông, chân khỏe hơn. Cách làm như sau:

CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU LÀM NƯỚC NGÂM CHÂN

- Gừng tươi băm nhuyễn

- Lá lốt, bao gồm cả thân và lá

- Cây lá đinh

- Xuyên khung

- Long lão

- Muối hạt

HƯỚNG DẪN NẤU NƯỚC NGÂM BẰNG THẢO DƯỢC VÀ SỬ DỤNG

Cho tất cả các nguyên liệu cần thiết vào nồi cùng với 3 – 5 lít nước. Đun đến khi sôi, nước rút lại còn 2/3 thì tắt bếp, để nguội. Có thể cho nước thuốc vào bình để bảo quản.

Mỗi lần sử dụng thì lấy một lượng vừa đủ pha với nước lạnh, sao cho ngập phần cựa gà là được. Cho gà ngâm khoảng 30 – 40 phút mỗi ngày. Áp dụng liên tục 10 – 14 ngày.

Cho Gà chọi ngâm chân bằng thảo dược để trị sưng cụm bàn chân

Lưu ý: Để nước thuốc mang lại hiệu quả, anh em chỉ nên nấu đủ dùng khoảng 3 – 4 ngày. Sau đó nấu nước khác. Trong quá trình sử dụng, cho gà đi lại tự do trên nền đất hoặc cát. Nếu thấy gà đi đứng bình thường thì cho chạy lồng thử. Nếu không có biểu hiện gì khác lạ thì gà đã hoàn toàn bình phục.

MẸO CHĂM SÓC SAU CÁCH CHỮA SƯNG CỤM BÀN CHÂN GÀ CHỌI

Tùy tình trạng sưng cụm bàn chân mà thời gian điều trị sẽ kéo dài ít nhất 5 – 7 ngày (đối với trường hợp nhẹ), cho đến nửa tháng (đối với trường hợp nặng). Khoảng thời gian này gà sẽ ít di chuyển, luyện tập nhằm để vết thương hoàn toàn bình phục. Đó là lý vì sao anh em cần mẹo chăm sóc sau quá trình chữa trị, vừa kiểm tra tình trạng của chiến kê, vừa giúp chúng mau lấy lại được sự sung mãn, tới pin.

Bước 1: Cho gà vần 1 hồ - khoảng 15 phút, sau đó thả đi tự do.

Bước 2: Tắm rửa sạch sẽ, cho gà nghỉ ngơi thư giãn, kết hợp với ngâm chân thảo dược. Nghỉ ngơi khoảng 3 – 4 ngày thì tiếp tục với 1 hồ hơi và 1 hồ đòn.

Bước 3: Kiểm tra chân gà, nếu không có dấu hiệu gì bất thường thì việc điều trị đã hoàn toàn ổn. Anh em cũng không cần lo, chúng sẽ không tái phát nữa. Lúc này chỉ cần cho chúng quay trở lại quá trình tập luyện như ban đầu là được.

CÁCH PHÒNG TRÁNH SƯNG CỤM BÀN CHÂN GÀ CHỌI

Dựa vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng sưng cụm bàn chân ở gà chọi mà anh em sẽ cần chú ý nhiều hơn để phòng tránh căn bệnh này.

Cách phòng tránh Gà chọi bị sưng cụm bàn chân

- Sau khi gà đá tập luyện hoặc thi đấu về, anh em nên cho chúng ngâm nước lạnh khoảng 20 phút để làm dịu chân.

- Tập luyện là tốt nhưng đừng quá sức.

- Chuồng trại, sân di chuyển của gà nên ưu tiên là nền cát, đất mịn. Thường xuyên quét dọn để loại bỏ các vật sắc nhọn, nguy hiểm cho gà.

- Thường xuyên kiểm tra tình trạng cũng như cơ thể của gà đá. Nếu phát hiện vết xước cần chữa trị ngay, tránh “đêm dài lắm mộng”, dẫn đến nhiều bệnh.

KẾT LUẬN

Nhìn chung thì cách chữa sưng cụm bàn chân gà chọi không quá khó, có sẵn thuốc trên thị trường, anh em có thể tìm mua. Riêng nước thuốc để ngâm chân cũng dễ tìm. Quan trọng nhất ở vấn đề này là phải thường xuyên quan sát, theo dõi và nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu bất thường của chiến kê. Hy vọng anh em đã có thêm những kỹ năng để chăm nuôi – huấn luyện gà chiến tốt hơn.