Gà bị chướng diều đầy hơi là một trong những bệnh phổ biến hiện nay, hầu như kê sư nào nuôi gà cũng gặp qua tình trạng này. Nhẹ thì gà trở nên ù lì, di chuyển chậm chạp,… chữa trị kịp thời thì khỏe nhanh. Ngược lại nếu để bị nặng sẽ kéo theo nhiều bệnh khác, lâu ngày có thể dẫn đến tử vong. Vậy nguyên nhân của chướng diều – đầy hơi ở gà do đâu? Cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay.

CÁCH NHẬN BIẾT GÀ BỊ CHƯỚNG DIỀU ĐẦY HƠI

Để mọi chuyện không đi quá xa, vượt tầm kiểm soát, anh em cần nhanh chóng phát hiện tình trạng chướng diều – đầy hơi ở gà. Dưới đây là những biểu hiện đi kèm khi gà bị chướng diều đầy hơi, gồm:

- Bầu diều phình to ra, khi chạm vào sẽ thấy rất cứng hoặc mềm nhũn.

- Gà bỏ ăn, ủ rũ.

- Cơ thể bỗng trở nên yếu ớt, đi đứng loạng choạng,..

- Miệng có mùi hôi khó chịu, giống như thức ăn để lâu ngày ứ đọng lên men.

- ….

Gà bị chướng diều đầy hơi

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC GÀ BỊ CHƯỚNG DIỀU ĐẦY HƠI

Hãy thử kiểm tra đàn gà của bạn xem có con nào có dấu hiệu tương tự không nhé. Để chữa khỏi bệnh thì trước tiên cần nắm rõ nguyên nhân, có như vậy mới hạn chế về sau.

THỨ NHẤT – VỀ NGUYÊN NHÂN

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà bị chướng diều đầy hơi. Trong đó phổ biến nhất có thể kể đến.

Do chế độ dinh dưỡng hoặc môi trường sống:

- Thiếu chất xơ: Chất xơ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa, chúng thường có sẵn trong rau xanh, hạt,…. Chế độ dinh dưỡng không phù hợp, thiếu hụt chất sơ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà ăn không tiêu, chướng diều – đầy hơi.

- Ăn phải “thức ăn” không tiêu hóa được: Gà có thói quen mổ tìm thức ăn dưới đất. Vậy nên không thể tránh được tình trạng chúng ăn rơm, cỏ khô, thậm chí bao ni lông vào bụng. Tất cả những tạp chất này sẽ bám dính vào nhau tạo thành cục bùi nhùi, diều không đẩy ra ngoài được. Thức ăn trong ngày được nạp vào không di chuyển được đi nuôi cơ thể, ứ đọng và dẫn đến chướng diều đầy hơi.

- Ăn quá nhiều chất xơ nhưng thiếu nước: Tương tự với thiếu chất xơ, việc bổ sung quá nhiều chất xơ nhưng cho gà uống ít nước sẽ khiến các cơ quan không hoạt động được tốt. Thức ăn vào ruột không có “nước” làm chất bôi trơn dẫn đến vón cục, kéo theo đó là bầu diều căng phồng.

Nguyên nhân Gà bị chướng diều đầy hơi

- Nuôi gà theo phương thức thả rông: Nuôi gà thả lang, đi lại tự do vốn rất tốt, nó giúp chiến kê đi lại nhiều, tăng cơ bắp và lực cho chân, đồng thời tăng sức đề kháng, dễ dàng thích ứng với điều kiện thời tiết. Tuy nhiên cách chăm này cũng kèm theo nhược điểm đó là không đảm bảo được khẩu phần ăn hàng ngày của gà. Chúng có thể mổ và ăn mọi thứ mà chúng thấy, kéo theo đó là tình trạng chướng diều – đầy hơi chỉ là yếu tố thời gian.

- Bội thực: Cho gà ăn quá nhiều hay uống quá nhiều nước cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chướng diều đầy hơi ở gà đá. Nhiều kê sư khá bận rộn, không thể dành nhiều thời gian cho gà, vậy nên họ cung cấp một lượng thức ăn – nước uống khá nhiều để gà không bị đói. Tuy nhiên gà thường không tự điều tiết được khẩu phần ăn, chúng sẽ ăn nhiều nhất có thể và chính điều này dẫn đến bội thực.

Bội thực ở gà rất nguy hiểm, thức ăn nhiều không tiêu hóa hết có thể khiến chúng “chết” vì no. Trong trường hợp kéo dài tình trạng này quá lâu sẽ ảnh hưởng đến khả năng thi đấu. May mắn là hiện tại nguyên nhân này chỉ xuất hiện phổ biến ở gà thịt. Bởi các kê sư đã chơi gà thường dành rất nhiều thời gian để chăm sóc.

- Do khối u gây ra: Gà có khối u trong cơ thể hoặc mắc những bệnh tạo ra khối u cũng có thể dẫn đến tình trạng chướng và ké diều. Không những vậy còn gây tắc nghẽn đường ruột.

Theo các chuyên gia thì nguyên nhân dẫn đến khối u là do Marek's gây ra. Bên cạnh đó thì bệnh rối đường ruột cũng có thể dẫn đến chướng diều đầy hơi khi gà ăn uống.

THỨ HAI – VỀ CÁCH KHẮC PHỤC

Đối với tình trạng chướng diều đầy hơi ở gà, kê sư có thể chữa trị dựa theo các bước dưới đây.

- Bước 1: Cho gà uống men tiêu hóa, kết hợp thêm với chất điện giải multivitamin.

Men tiêu hóa trị Gà bị chướng diều đầy hơi

- Bước 2: Giảm số lượng thức ăn xuống, trong giai đoạn này nên cho gà ăn thức ăn mềm đã được nghiền sẵn như cơm trắng.

- Bước 3: Chia khẩu phần ăn phù hợp. Tập trung chữa bệnh đến khi gà khỏi hoàn toàn. Không cho ra trường đấu cáp độ trong thời gian này.

Với những kê sư ở vùng sâu vùng xa không thể mua được thuốc thú y – thuốc tây thì có thể chữa bệnh bằng cách trộn tỏi đã giã nhuyễn vào thức ăn của chiến kê. Phương pháp này cần một thời gian nhất định mới thấy hiệu quả, sử dụng lượng tỏi vừa phải.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH CHỮA TRỊ CHIẾN KÊ BỊ CHƯỚNG DIỀU ĐẦY HƠI

Ngoài chữa bệnh bằng thuốc thì kê sư có thể xoa bóp bầu diều để kích thích giai đoạn tiêu hóa được nhanh hơn. Cụ thể:

- Với bầu diều có dấu hiệu mềm, xốp: Do thức ăn đang trong giai đoạn phân hủy, có thể nhận biết qua mùi chua, hôi – nồng của thức ăn lên men qua miệng gà.

Châm nước: Dùng xi lanh (không có kim tiêm) đã bơm đầy nước, banh mỏ gà ra và đưa xi lanh dọc theo gốc lưỡi đến họng gà và bơm nước vào. Lưu ý là đảm bảo nước không chảy vào lỗ thở (trachea) bên trong nếu không sẽ dẫn đến trường hợp ngừng thở. Và nếu bạn không có kinh nghiệm, khuyên không nên sử dụng.

Xoa bóp diều: Sau khi bơm nước vào bầu diều tiến hành xoa bóp để thức ăn trào ra bằng đường miệng. Khi gà có dấu hiệu thở gấp gáp thì lật chúng lại để hồi phục, sau đó thực hiện lại bước đầu. Cứ làm như thế đến khi thấy bầu diều xp thì thôi.

Sau khi thực hiện xong bổ sung yogurt + nước táo và nước ống để bổ sung các khoáng chất.

Xoa bóp bầu diều cho Gà bị chướng diều đầy hơi

- Với bầu diều cứng: Cho gà uống thật nhiều nước, kết hợp với xoa bóp để gà ói ra ngoài. Nếu nước không có tác dụng thì sử dụng dầu ăn, tuy nhiên đừng để lọt vào đường thở nếu không gà sẽ chết.

KẾT LUẬN

Gà bị chướng diều đầy hơi vốn là một tình trạng thường gặp nhưng nhiều kê sư không thực sự quan tâm cũng như nắm được cách chữa trị. Điều này khiến gà của bạn “Chết dần chết mòn” mà chính bạn cũng không rõ. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đọc đã có thêm những thông tin – kiến thức hữu ích để nuôi gà đá tốt nhất!